Chấn thương đầu gối liên quan đến chấn thương ở một hoặc nhiều mô tạo nên khớp gối như dây chằng, gân, sụn, xương và cơ. Những loại chấn thương này có thể xảy ra do ngã, xoắn mạnh đầu gối hoặc va chạm mạnh từ tai nạn xe cơ giới hoặc lực khác. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những tai nạn như ngã, xoắn mạnh đầu gối hoặc va chạm trực tiếp do tai nạn giao thông hay tác động lực lớn. Hầu hết chấn thương đầu gối đều cần được chăm sóc y tế ngay lập tức và một số có thể cần phẫu thuật.
1. Chấn thương dây chằng chéo
Chấn thương dây chằng chéo sẽ gồm 2 loại: dây chằng chéo trước (ACL) và dây chằng chéo sau (PCL). Khi dây chằng chéo bị tổn thương, khớp gối trở nên mất ổn định, lỏng lẻo, gây khó khăn trong các hoạt động cường độ cao như chạy, nhảy hoặc các chuyển động thay đổi đột ngột. Tổn thương dây chằng chéo kéo dài có thể dẫn đến hậu quả như thoái hóa khớp gối sớm, tổn thương sụn khớp và nguy cơ té ngã trong sinh hoạt hàng ngày.
Điều trị chấn thương dây chằng chéo phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Đối với các trường hợp nhẹ, các bài tập giãn dây chằng kết hợp vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau, tăng cường cơ bắp và cải thiện sự ổn định của khớp gối. Trong trường hợp nặng hơn, đặc biệt là rách hoàn toàn, phẫu thuật tái tạo dây chằng là cần thiết để khôi phục chức năng khớp gối. Sau phẫu thuật, việc duy trì các bài tập vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi, giúp tăng khả năng vận động và ngăn ngừa tái phát.
2. Rách sụn chêm
Các triệu chứng thường gặp của rách sụn chêm bao gồm đau, cứng, sưng, hạn chế vận động, cảm giác khớp khuỵu xuống và không thể di chuyển trong phạm vi đầy đủ. Cơn đau thường xuất hiện ở một vị trí cố định và tăng lên khi thực hiện các động tác xoay khớp gối hoặc gập gối sâu như leo cầu thang, ngồi xổm,…
Các phương pháp không phẫu thuật có thể được chỉ định bao gồm liệu pháp RICE, thuốc chống viêm không steroid, tiêm steroid, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP),… Trường hợp vết rách quá lớn, phẫu thuật nội soi khâu lại vết rách có thể là lựa chọn tối ưu.
Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phục hồi chức năng sau mổ rách sụn chêm để khôi phục khả năng vận đồng và sức mạnh của đầu gối. Thời gian phục hồi chức năng sau phẫu thuật khâu sụn chêm có thể kéo dài khoảng 3 – 6 tháng và sau phẫu thuật cắt sụn chêm khoảng 3 – 6 tuần.
3. Trật khớp gối
Trật khớp gối (hay trật khớp đùi – chày) là chấn thương do khớp gối vốn rất vững chắc nhờ hệ thống dây chằng, gân cơ và bao khớp nên cần một lực tác động cực mạnh, làm tổn thương đồng thời nhiều cấu trúc mới có thể làm trật khớp gối.
Trật khớp gối thường có những triệu chứng rõ rệt như:
- Biến dạng khớp: Khớp gối bị lệch trục, mất hình dạng bình thường.
- Đau dữ dội: Cơn đau thường rất mạnh và có thể lan rộng ra toàn bộ chân.
- Mất khả năng vận động: Khớp gối bị cứng và không thể cử động được.
Trật khớp gối được coi là một trường hợp cấp cứu bởi các tổn thương liên quan đến mạch máu và thần kinh, có thể dẫn đến tỷ lệ cặt cụt chân đến 10% nếu không được xử lý kịp thời. Việc điều trị trật khớp gối rất phức tạp và người bệnh thường phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để tái tạo lại các cấu trúc bị tổn thương. Quá trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật cũng rất quan trọng để giúp bệnh nhân lấy lại khả năng vận động của khớp gối.
4. Gãy xương vùng khớp gối
Các loại gãy xương vùng khớp gối thường gặp bao gồm xương bánh chè, mâm chày, lồi cầu xương đùi,… Những vết gãy này, đặc biệt khi xâm lấn vào mặt khớp, có thể gây ra biến dạng khớp, hạn chế vận động, dẫn đến thoái hóa khớp sớm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu nhận biết gãy xương vùng khớp gối điển hình bao gồm:
- Đau dữ dội: Cảm giác đau nhói khu vực gãy xương, cơn đau tăng dần theo thời gian và lan rộng ra toàn bộ chân.
- Sưng nề: Vùng khớp gối bị sưng, nóng đỏ, bầm tím xung quanh.
- Mất chức năng: Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc di chuyển và chịu lực lên khớp gối, không thể tự đi lại mà cần có sự hỗ trợ của người khác.
- Biến dạng: Khớp gối có thể bị biến dạng, lệch trục so với bình thường, vùng xương gối có những di động ngang dọc bất thường.
- Nghe thấy tiếng lạo xạo: Khi vận động khớp gối, có thể nghe thấy tiếng xương cọ xát vào nhau.
Hầu hết các trường hợp gãy xương vùng khớp gối cần can thiệp phẫu thuật để khôi phục tối đa bề mặt khớp, hình dạng, chức năng của khớp và khả năng chịu lực của đầu gối. Việc nhận biết sớm và thăm khám y tế kịp thời đóng vai trò quyết định trong việc điều trị và phục hồi chức năng khớp gối, giúp bệnh nhân sớm hồi phục và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
5. Bong điểm bám gân/dây chằng vùng gối
Bong điểm bám gân/dây chằng có cơ chế và nguyên nhân tương tự đứt dây chằng, nhưng hậu quả làm cho điểm bám gân trên xương bị nhổ bật lên thay vì đứt ngang dây chằng hoặc gân. Triệu chứng của bong điểm bám có phần tương tự với đứt dây chằng, bao gồm:
- Đau, sưng nề khớp gối và hạn chế vận động ngay sau chấn thương.
- Có cảm giác lỏng khớp gối sau một thời gian.
- Riêng với bong điểm bám dây chằng chéo trước, bệnh nhân có thể gặp tình trạng kẹt khớp, khiến khớp gối không thể duỗi thẳng, ngay cả khi cơn đau đã giảm.
Các chấn thương đầu gối đều tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc nhận biết sớm các chấn thương, có phương pháp chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng phù hợp đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh lấy lại khả năng vận động tối ưu và ngăn ngừa biến chứng lâu dài.
Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA là cơ sở đáng tin cậy, chuyên cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng đạt tiêu chuẩn Nhật Bản. Với đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên dày dạn kinh nghiệm cùng hệ thống phòng tập rộng rãi, trang thiết bị hiện đại, trung tâm mang đến cho người bệnh sự chăm sóc tận tình và chuyên nghiệp. Tại đây, mỗi người bệnh sẽ được xây dựng một lộ trình phục hồi chức năng riêng biệt, được bác sĩ theo dõi sát sao trong suốt quá trình tập luyện để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Quý khách có thể truy cập vào website chính thức của trung tâm https://myrehab-matsuoka.com/ để tìm hiểu thêm về các thông tin, kiến thức liên quan đến phục hồi chức năng các chấn thương nhé.